LifeVision

  • Home
  • News
  • Process of organizing a successful workshop
News

Process of organizing a successful workshop

22 July, 2024

Tổ chức một buổi workshop thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quy trình chi tiết. Từ việc xác định mục tiêu, chọn địa điểm, lên kế hoạch, đến quản lý thời gian và tương tác với người tham gia, mỗi bước đều quan trọng. Bài viết này, Life Vision sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thiết để tổ chức một buổi workshop hiệu quả, thu hút sự quan tâm và mang lại giá trị thiết thực cho người tham dự. 

Workshop là gì? Tại sao nên tổ chức workshop?

Workshop là một sự kiện được tổ chức nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cũng như thảo luận về một chủ đề chuyên môn cụ thể. Người tham gia workshop có mục tiêu tích lũy thêm kiến thức và phát triển bản thân. Workshop thường kéo dài từ 1 đến vài ngày, trong suốt thời gian này, người tham gia sẽ trao đổi, đặt câu hỏi và thực hành những kiến thức đã học.

Tổ chức workshop không chỉ là một chiến lược thông minh mà còn là một cơ hội tuyệt vời để đào tạo và phát triển nhân sự. Dưới đây là một số lý do tại sao doanh nghiệp nên tổ chức các buổi workshop chất lượng:

  • Phát triển nhân lực: Workshop giúp nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
  • Tạo động lực cho nhân viên: Tạo ra môi trường học tập, chia sẻ và giao lưu, giúp nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp: Đây là một hoạt động văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết và gắn bó giữa các thành viên.
  • Khuyến khích sáng tạo: Workshop khơi gợi nhân viên nghĩ ra những ý tưởng mới. 
  • Xây dựng đội ngũ mạnh mẽ: Tương tác trong workshop không chỉ mở ra cơ hội học hỏi mà còn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ chức.
  • Nâng cao kỹ năng: Workshop cải thiện kỹ năng cá nhân và nhóm. Ví dụ từ kỹ năng mềm đến kỹ năng chuyên sâu, giúp nhân viên đáp ứng tốt hơn các thách thức trong công việc hàng ngày.
workshop
Workshop là một sự kiện được tổ chức nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cũng như thảo luận về một chủ đề chuyên môn cụ thể (Ảnh: Sưu tầm)

Các loại workshop phổ biến

Workshop có nhiều hình thức khác nhau. Các buổi này có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Dựa theo mục đích tổ chức, có thể phân loại workshop thành các hình thức phổ biến sau:

Theo Chủ Đề, Mục Đích Tổ Chức

Workshop chủ đề chia sẻ kiến thức

Workshop chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đang là loại hình phổ biến nhất. Những người tham dự workshop sẽ được lắng nghe, chia sẻ, tương tác trực tiếp, đặt câu hỏi để tích lũy thêm kiến thức. Đặc điểm khi tổ chức workshop chia sẻ là:

  • Thời gian diễn ra sự kiện thường giao động từ 2 – 4 tiếng.
  • Quy mô từ vài chục đến vài trăm người
  • Thời lượng hơn nửa đầu chương trình thường do diễn giả hoặc các chuyên gia chia sẻ. Sau đó là hoạt động tương tác và trả lời các câu hỏi của người tham dự.
  • Không gian workshop đa dạng từ hội trường, quán cà phê, ngoài trời…

Workshop thực hành

Buổi workshop này thường được tổ chức trong nội bộ công ty. Mục đích thường để nâng cao trình độ và gắn kết cho tập thể nhân viên. Buổi workshop bao gồm hoạt động thực hành để quá trình huấn luyện có hiệu quả tức thì. Loại workshop này giúp người tham gia học hỏi và thực hành các kỹ năng cụ thể. 

Workshop chủ đề đào tạo

Workshop đào tạo thường diễn ra trong các doanh nghiệp, công ty theo dạng đào tạo nội bộ nhằm nâng cao năng lực của nhân viên. Diễn giả tại workshop được công ty mời đến chia sẻ và nhân viên cũng có cơ hội được thực hành ngay tại buổi workshop đó.

Workshop marketing

Workshop mục đích marketing thường diễn ra với quy mô từ 100 – 1000 người. Bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe chia sẻ từ những chuyên gia. Bên cạnh đó, workshop này cũng là dịp để doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm mới. Ngoài ra, cũng là dịp nâng cao nhận diện thương hiệu. Những sự kiện như vậy thường được đầu tư với kinh phí lớn, chỉnh chu trong khâu tổ chức và chú trọng đến từng chi tiết.

Theo hình thức tổ chức

  • Workshop trực tiếp: Đây là hình thức workshop truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm cụ thể.
  • Workshop trực tuyến: Loại workshop này được tổ chức trực tuyến thông qua các nền tảng.
workshop-1
Workshop có nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp (Ảnh: Sưu tầm)

Quy trình tổ chức workshop chi tiết

Để tổ chức một buổi workshop thành công, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước dưới đây: 

Bước 1: Xác Định Chủ Đề Của Buổi Workshop

Chủ đề là yếu tố cốt lõi để xây dựng nội dung và kế hoạch cho các hoạt động của workshop. Để xác định chủ đề, bạn cần trả lời một số câu hỏi như: 

  • Đối tượng mục tiêu của workshop là ai? Nội dung sẽ chia sẻ là gì? 
  • Hình thức tổ chức workshop ra sao? 
  • Có buổi workshop tương tự nào đã diễn ra chưa? 
  • Thu thập ý kiến từ các thành viên khác để có thêm thông tin đa chiều.

Bước 2: Thiết Lập Ngân Sách Cho Buổi Workshop

Ngân sách là yếu tố ảnh hưởng tới quy mô và mức độ của buổi workshop. Việc thiết lập ngân sách thật chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp có thể tổ chức sự kiện thành công. Cụ thể, phạm vi tài chính được xác định, tránh phát sinh và tổn thất chi phí ngoài ý muốn. 

Ngoài ngân sách chủ động được trích từ ban tổ chức, có những workshop cần tới nguồn tài trợ từ bên ngoài. Việc thiết lập nguồn ngân sách chi tiết và chỉn chu giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút đối tác và các nhà tài trợ. 

Một số hạng mục cần đề cập để lập ngân sách chi tiết hơn: 

  • Chi phí thuê địa điểm tổ chức workshop
  • Chi phí thuê trang thiết bị, những đồ dùng cần thiết
  • Chi phí chi trả cho diễn giả, speaker
  • Chi phí in ấn: standee, poster quảng cáo, các tài liệu liên quan
  • Chi phí ăn uống (nếu có)

Việc thiết lập ngân sách thật chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp bạn hạch toán chi phí, xem xét, cắt giảm các chi phí khác nếu không hợp lý. 

workshop-2
Thiết lập ngân sách cho buổi workshop (Ảnh: Sưu tầm)

Bước 3: Lập Kế Hoạch Tổ Chức Workshop

Kế hoạch sự kiện được thực hiện càng chi tiết thì buổi workshop sẽ càng dễ thực hiện và điều hướng sự kiện đi đúng với mục tiêu được đề ra. 

Một số tiêu chí cần lưu ý khi lập kế hoạch tổ chức workshop đó là: 

  • Mục tiêu của buổi workshop: Đây là yếu tố giúp ban tổ chức quyết định được phương pháp chia sẻ, thảo luận và các hoạt động trong buổi workshop. Mục tiêu của buổi workshop là gì thì tổ chức workshop sẽ tập trung xoay quanh vấn đề đó. 
  • Địa điểm, thời gian tổ chức workshop: Kế hoạch workshop gồm những thông tin về địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể. Bạn có thể khảo sát một vài địa điểm về giá cả, không gian, thuận tiện,…
  • Kinh phí tổ chức: Xác định con số cụ thể về kinh phí tổ chức workshop.
  • Ban tổ chức và khách mời tham dự: Cần ghi rõ thông tin những người tham gia tổ chức buổi workshop. Ngoài ra sẽ dự thảo những khách mời có thể tham gia. 

Bước 4: Xây Dựng Chiến Lược Quảng Bá Cho Buổi Workshop

Quảng bá buổi workshop là cách giúp nhiều người biết đến sự kiện. Từ đó thu hút và khuyến khích họ tham gia. Bạn có thể tập trung quảng cáo trên các trang mạng xã hội, qua báo chí, và các kênh truyền thông khác. Nội dung quảng bá cần chú trọng vào các điểm như: chủ đề của workshop, thời gian và địa điểm tổ chức, diễn giả tham gia chia sẻ, và giá trị mà người tham dự sẽ nhận được khi tham gia buổi workshop.

Bước 5: Chuẩn Bị Cho Buổi Workshop

Trước khi workshop diễn ra, bước chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Việc này giúp bạn theo sát chương trình và dự phòng các tình huống phát sinh. Các vấn đề cần chuẩn bị bao gồm:

  • Không gian tổ chức workshop: Sắp xếp bàn ghế, sân khấu, và các thiết bị ánh sáng, âm thanh. Chạy thử các thiết bị để đảm bảo hoạt động trơn tru.
  • Dịch vụ đi kèm: Soát vé vào cửa, chuẩn bị tea break (nếu có) và món ăn nhẹ.
  • Tài liệu sự kiện: In các tài liệu phục vụ sự kiện.
  • Thiệp mời: Gửi thiệp mời đến khách hàng.

Bước 6: Tổ Chức Buổi Workshop

Đây là giai đoạn diễn ra sự kiện workshop, khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bước này đảm bảo rằng các thông tin chia sẻ tại buổi workshop diễn ra đúng theo kế hoạch và kịch bản đã đề ra. Mặc dù đã có kế hoạch chi tiết, các tình huống bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Người điều phối cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp để không làm gián đoạn các hoạt động.

Bước 7: Đánh Giá Hiệu Quả Buổi Workshop

Đánh giá là bước cuối cùng trong quá trình tổ chức workshop. Điều này thể hiện nỗ lực cải tiến và mong muốn hoàn thiện của ban tổ chức cho những lần tổ chức tiếp theo. Khi tiến hành đánh giá, bạn cần thu thập các thông tin sau:

  • Ưu và nhược điểm của buổi workshop
  • Những điểm cần khắc phục cho các workshop sau
  • Thu thập những ý kiến đánh giá của người tham dự về buổi workshop
  • Tổng hợp nội dung buổi workshop thành tài liệu làm ví dụ cho các buổi tổ chức sau.

Để tổ chức một buổi workshop thành công, việc tuân thủ quy trình là quan trọng. Từ xác định chủ đề, thiết lập ngân sách, lập kế hoạch, quảng bá, chuẩn bị, tổ chức và đánh giá. Hy vọng các hướng dẫn trong bài viết này sẽ giúp bạn tổ chức một workshop hoàn chỉnh và mang lại giá trị cao nhất cho người tham gia. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi Life Vision. Cùng Life Vision cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về tổ chức sự kiện.

To learn more detailed information about Life Vision's event organization services, please visit:

We are always willing to serve and provide the most impressive and quality event organization solutions!

 

Điện thoại: 0916226363
Điện thoại: 0916226363
Mail: business@gmail.vn
Mail: business@gmail.vn
Website: lifevision.vn
Website: lifevision.vn
Địa chỉ: Tầng 5, 26 - 28 phố Đinh Núp, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 5, 26 - 28 phố Đinh Núp, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h - 17h(Thứ 2 - Thứ 6)
Thời gian làm việc: 8h - 17h(Thứ 2 - Thứ 6)

Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát triển văn hoá Life Vision

    All rights reserved by Life Vision

    Contact Me on Zalo