LifeVision

  • Home
  • Tin tức
  • Lễ cất nóc công trình: Những thủ tục quan trọng không nên bỏ qua
Tin tức

Lễ cất nóc công trình: Những thủ tục quan trọng không nên bỏ qua

2 Tháng bảy, 2024

Lễ cất nóc công trình là một nghi thức quan trọng trong ngành xây dựng. Điều này đánh dấu việc hoàn thành phần khung của dự án. Không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, lễ cất nóc còn cầu chúc cho công trình được hoàn thành suôn sẻ và bền vững. Vậy khi thực hiện lễ cất nóc công trình, doanh nghiệp cần chuẩn bị và lưu ý gì? Trong bài viết này, Life Vision sẽ chia sẻ tới bạn đọc. 

Lễ cất nóc công trình là gì?

Lễ cất nóc là nghi thức được thực hiện trong ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình thi công xây dựng. Nghi thức này mang ý nghĩa mong muốn quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ. Điều này tránh được những tác nhân không mong muốn như bão lũ và thiên tai. Đồng thời, gia chủ cũng mong muốn sau khi ngôi nhà mới hoàn thành, mọi thành viên trong gia đình sẽ có cuộc sống vui vẻ, thoải mái, ổn định, và công việc làm ăn ngày càng thuận lợi.

Ý nghĩa lễ cất nóc

Lễ cất nóc công trình là sự kiện quan trọng. Nghi lễ đóng vai trò quyết định trong quá trình xây dựng, nhất là các công trình nhà ở. 

Đối với các dự án lớn như chung cư, lễ cất nóc rất quan trọng. Đây là dịp để chủ đầu tư cầu mong suôn sẻ và may mắn. Lễ cất nóc cũng đánh dấu việc hoàn thành phần thô của dự án. Sự tham gia của chủ đầu tư và cổ đông là minh chứng cho chất lượng công trình. Nó còn thể hiện tiến độ của dự án. Lễ cất nóc cũng là cơ hội khẳng định uy tín và thành công của dự án.

Với những dự án lớn, lễ cất nóc thường được tổ chức trang trọng, là dịp thông báo tới cổ đông và khách hàng về tiến độ và sự hiện diện của công trình. Vì vậy, lễ cất nóc không chỉ cần thiết mà còn là một bước quan trọng để xác nhận thành công và uy tín của dự án xây dựng nhà ở. 

le-cat-noc
Lễ cất nóc là nghi thức được thực hiện trong ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình thi công xây dựng (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ cất nóc bắt nguồn từ đâu?

Nhiều người nghĩ rằng truyền thống tổ chức lễ cất nóc của người Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng thực tế, nó lại bắt nguồn từ các nước phương Tây.

Lễ cất nóc theo tiếng Hán còn có nghĩa là lễ Thượng Lương, đây là ngày gác thanh giữa của nóc nhà cùng với mái nhà dốc có kèo. Ngày nay, lễ cất nóc được tổ chức vào ngày đổ trần, lợp mái hoặc đổ bê tông sàn mái.

Lễ cất nóc xuất phát từ truyền thống khi xây dựng nhà cửa, người ta thường làm lễ đặt một viên gạch hay viên đá đầu tiên, đặc biệt là với các công trình công cộng. Hành động này thường được gọi là lễ đặt viên đá đầu tiên trước khi thi công việc xây cất. 

le-cat-noc-1
Lễ cất nóc theo tiếng Hán còn có nghĩa là lễ Thượng Lương (Ảnh: Sưu tầm)

Thủ tục quan trọng khi tổ chức lễ cất nóc 

Khi tổ chức lễ cất nóc nhà, gia chủ cần lưu ý nhiều yếu tố như thời gian, địa điểm, tuổi tác, và kiến thức về phong thủy. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này, hãy chú ý tới các thủ tục quan trọng dưới đây để đảm bảo lễ cất nóc diễn ra suôn sẻ và mang ý nghĩa sâu sắc.

Thời gian làm lễ cất nóc

Để đảm bảo lễ cất nóc nhà diễn ra thuận lợi và mang lại may mắn cho cuộc sống, công việc kinh doanh sau này, việc chọn ngày giờ tốt là điều rất quan trọng. Gia chủ nên chọn những ngày giờ hợp với mệnh của mình. Nếu không, có thể nhờ đến các thầy xem tướng hoặc phong thủy để tư vấn.

  • Gia chủ hoặc chủ đầu tư nên chọn các ngày tốt như: Sinh Khí, Lộc Mã, Hoàng Đạo, Giải Thần.
  • Cần tránh những ngày xấu như: Hắc Đạo, Sát Thủ, Hùng Phục, Trùng Tang, Thổ Cấm.

Chuẩn bị lễ vật, mâm cúng cất nóc

Lễ cất nóc nhà sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Tùy vào quy mô của công trình nhưng các vật tế cơ bản cần chuẩn bị bao gồm:

  • 1 con heo quay hoặc 1 con gà luộc.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 bát gạo.
  • 1 bát nước.
  • 1/2 lít rượu trắng, bao thuốc, và trà.
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, và kiếm trắng.
  • 1 bộ đinh vàng hoa và 5 lễ vàng tiền.
  • 5 cái oản đỏ, 5 lá trầu, và 5 quả cau.
  • 5 quả tròn và 9 bông hoa hồng đỏ.

ĐỌC THÊM: Quy trình tổ chức lễ động thổ công trình chuyên nghiệp nhất

le-cat-noc-2
Mâm cúng lễ cất nóc (Ảnh: Sưu tầm)

Các bước thực hiện lễ cất nóc

Dưới đây là trình tự thực hiện lễ cất nóc mà gia chủ, chủ đầu tư cần biết: 

  • Bước 1: Chọn ngày giờ làm lễ cất nóc nhà. Việc chọn ngày và giờ cất nóc nhà rất quan trọng. Chọn giờ hoàng đạo và ngày lành tốt để đảm bảo sự may mắn. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy để chọn thời gian phù hợp nhất.
  • Bước 2: Chuẩn bị bàn thờ. Nếu là lễ cất nóc nhà riêng, cần chuẩn bị mâm lễ cúng cho ban thờ gia tiên (trong nhà) và mâm cúng cho lễ ngoài trời. Đối với các công trình lớn, bàn thờ cần được đặt ngoài trời ở vị trí thích hợp.
  • Bước 3: Sắm đủ lễ: Chuẩn bị đầy đủ lễ cúng theo trình tự đã nêu và sắp xếp gọn gàng trên bàn thờ.
  • Bước 4: Thắp nhang: Chủ đầu tư hoặc gia chủ thắp nhang vào mâm lễ, tạo không khí trang trọng cho lễ cất nóc nhà.
  • Bước 5: Nghi thức cúng: Bắt đầu nghi thức cúng, có thể do thầy cúng hoặc chính gia chủ thực hiện. Nghi lễ này tùy theo truyền thống và mong muốn của gia đình.
  • Bước 6: Hạ lễ: Khi hương trên ban thờ đã cháy hết, khấn xin lễ và sau đó hạ lễ xuống.
  • Bước 7: Thủ tục sau lễ: Bao gồm các thủ tục như hóa vàng, thụ lễ, và chúc mừng. Điều này tùy theo truyền thống và tín ngưỡng của gia đình.

Những lưu ý khi tổ chức lễ cất nóc

Khi tổ chức lễ cất nóc nhà, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo nghi lễ diễn ra suôn sẻ và mang lại may mắn cho gia chủ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

  • Sắp xếp lễ cúng cho ngay ngắn:

    Tránh làm xô lệch hoặc đổ vỡ mâm cúng trong suốt lễ cất nóc. Điều này để giữ sự trang trọng và tôn nghiêm của nghi lễ.

  • Mời người hợp cung mệnh và tuổi:

    Hãy mời những người hợp cung mệnh và tuổi với gia chủ tham gia lễ cất nóc. Điều này giúp tăng cường năng lượng tích cực và may mắn cho ngôi nhà mới.

  • Kiểm tra dự báo thời tiết:

    Trước khi làm lễ cất nóc, hãy kiểm tra dự báo thời tiết. Tránh tổ chức lễ vào những ngày có khả năng mưa để bảo vệ lễ cúng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang trí và hoàn thiện nghi lễ.

  • Tránh hướng về góc đình, miếu, ao hồ:

    Không nên xây mái nhà hướng về góc đình, miếu hay ao hồ theo quan điểm phong thủy để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và vận may của gia đình.

  • Hướng mái về hướng Nam:

    Đổ mái nhà sao cho mặt dài của mái hướng về phía Nam và phần đỉnh kéo từ Đông sang Tây. Điều này giúp tối ưu hóa ánh sáng và nhiệt độ, tạo ra không gian thoải mái.

  • Chú ý đến điểm góc mái:

    Điểm góc mái là vị trí xung yếu nhất của ngôi nhà. Cần chú ý và đảm bảo xây dựng chắc chắn, vững vàng để ngôi nhà luôn an toàn.

  • Chọn màu nâu sẫm hoặc xanh:

    Màu sắc của mái nhà nên là nâu sẫm hoặc xanh theo quan điểm phong thủy. Những màu này mang lại may mắn cho gia chủ khi xây dựng nhà ở.

le-cat-noc-3
Một số điều cần lưu ý kho tổ chức lễ cất nóc (Ảnh: Sưu tầm)

Lễ cất nóc không chỉ là nghi thức tâm linh quan trọng. Nghi thức này đánh dấu sự hoàn thiện phần thô của ngôi nhà. Tổ chức lễ cất nóc đúng phong thủy và đầy đủ lễ vật sẽ mang lại may mắn, bình an cho gia chủ. Tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý sẽ giúp bạn tổ chức lễ cất nóc thành công, khởi đầu cho cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng trong ngôi nhà mới. 

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ tổ chức sự kiện của Life Vision, xin vui lòng truy cập:

Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ và đem đến những giải pháp tổ chức sự kiện ấn tượng và chất lượng nhất!

Điện thoại: 0916226363
Điện thoại: 0916226363
Mail: business@gmail.vn
Mail: business@gmail.vn
Website: lifevision.vn
Website: lifevision.vn
Địa chỉ: Tầng 5, 26 - 28 phố Đinh Núp, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 5, 26 - 28 phố Đinh Núp, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h - 17h(Thứ 2 - Thứ 6)
Thời gian làm việc: 8h - 17h(Thứ 2 - Thứ 6)

Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát triển văn hoá Life Vision

    All rights reserved by Life Vision

    Contact Me on Zalo