LifeVision

  • Home
  • Tin tức
  • Quy trình tổ chức lễ động thổ công trình chuyên nghiệp nhất
Tin tức

Quy trình tổ chức lễ động thổ công trình chuyên nghiệp nhất

10 Tháng sáu, 2024

Lễ động thổ là nghi thức quan trọng và phổ biến được thực hiện khi chuẩn bị tiến hành xây dựng bất kỳ công trình nào. Đây là nghi thức tâm linh phổ biến trong văn hóa Việt Nam, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của nghi thức này. Vậy lễ động thổ có ý nghĩa gì, làm sao để tổ chức lễ động thổ thành công? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Lễ động thổ và những điều cần biết

Ý nghĩa lễ cúng động thổ

Lễ động thổ là nghi thức thờ cúng Thần Linh Thổ Địa và tổ tiên gia chủ. Nghi thức này thông báo việc bắt đầu xây dựng trên mảnh đất. Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trước khi xây dựng, phải báo cáo với Thổ Công để thể hiện sự tôn kính. Cũng cầu xin sự ban phước và mọi điều suôn sẻ trong quá trình thi công.
le-dong-tho-2
Lễ động thổ là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của dự án xây dựng (Ảnh: Sưu tầm)

Tổ chức lễ động thổ còn là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của dự án xây dựng. Nó khẳng định tầm vóc và giá trị của dự án trên thị trường. Hơn nữa, lễ động thổ công trình doanh nghiệp còn mang yếu tố quảng bá và thu hút đầu tư tới các đối tác và khách hàng tiềm năng.

Vì thế, việc tiến hành nghi thức cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt, cẩn thận, chu đáo để đảm bảo sự hoàn thiện cao nhất, mang lại sự thuận lợi, may mắn cho quá trình xây dựng công trình và cả hoạt động kinh doanh sau này. 

Cúng động thổ công trình cần chuẩn bị lễ vật gì?

Một buổi lễ động thổ chuyên nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị một số hạng mục như sau: 

  • Danh sách số lượng khách mời, đại biểu phát biểu, đại biểu thực hiện nghi thức xúc cát
  • Sân khấu, backdrop sân khấu, hộc cát và các dụng cụ để thực hiện nghi thức động thổ 
  • Nhân sự sự kiện: MC dẫn chương trình, đội ngũ tiếp đón khách, đoàn biểu diễn,…
  • Thiết bị sân khấu và khán đài: đèn, âm thanh, ánh sáng, bục phát biểu, bàn ghế cổng chào: Lắp đặt cổng chào, cột barrie, thảm đỏ, dọc lối đi vào khu vực tổ chức lễ.
  • Khu vực lễ chính: Thiết lập nhà bạt, sân khấu, backdrop, trải thảm, sắp xếp bố trí bàn ghế cho khách, bàn tiếp tân,…
  • Chuẩn bị khu tổ chức tiệc, khu vệ sinh nếu có…
  • Mâm lễ vật cúng động thổ đầy đủ bao gồm: 

             + Một con gà trống, 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc) 

             + Một đĩa xôi, một bát gạo, một bát nước, một đĩa muối, một mâm ngũ quả

             + Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng

             + Rượu trắng, Bao thuốc, lạng chè

             + Một đinh vàng hoa

             + Năm lễ vàng tiền

             + Năm cái oản đỏ

             + Năm lá trầu, năm quả cau, chín bông hoa hồng đỏ

             + 3 hũ nhỏ đựng gạo, muối, nước

le-dong-tho-1
Mâm lễ cúng động thổ (Ảnh: Sưu tầm)

Trình tự tổ chức lễ động thổ

Sau khi xác định được vị trí và thời gian động thổ, gia chủ cần tiến hành nghi thức động thổ theo quy trình. Dưới đây là các bước cơ bản trong nghi thức động thổ:

Chào đón khách mời

Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong buổi lễ vì thế cần chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. 

Việc sắp xếp đội ngũ lễ tân tiếp đón đứng tại vị trí nào sẽ do bên tổ chức sự kiện thực hiện. 

Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ tiếp đón và hướng dẫn khách mời ỏn định chỗ ngồi. Nếu có đoàn biểu diễn (múa lân – sư – rồng) thì sẽ biểu diễn đón khách 15 phút đầu giờ. 

Hơn nữa, sự kiện sẽ có những phần teabreak phục vụ khách mời. Teabreak thường có: bánh ngọt, bánh mặn, trà, nước lọc, nước ép, trái cây. 

Khai mạc buổi lễ

Sau khi khách mời ổn định chỗ ngồi, MC tuyên bố lý do khai mạc và giới thiệu đại biểu. Tiếp theo là các tiết mục văn nghệ khai mạc. MC mời đại diện các bên lên phát biểu về dự án sắp triển khai. Ban Tổ Chức có thể trình chiếu video clip về dự án.

Nghi thức cúng động thổ

Nghi thức cúng động thổ có thể diễn ra trước sự kiện hoặc diễn ra trước khi tiến hành nghi thức xúc cát khởi công. Ban tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng động thổ như đã đề cập ở trên. Và thực hiện cúng theo các bước sau đây: 

Bước 1: Dọn dẹp sạch sẽ vị trí động thổ

Trước khi tiến hành lễ động thổ, gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ nơi làm lễ, quét sạch đất và cắm cờ đỏ để đánh dấu vị trí. Ý nghĩa của việc làm này là việc động thổ được diễn ra thuận lợi và không gặp phải các trở ngại. 

Bước 2: Tiến hành động thổ

  • Để một chiếc bàn nhỏ giữa khu đất thi công, chọn chỗ cao ráo và sạch nhất sau đó bày mâm lễ vật lên. 
  • Đốt 2 cây đèn. Nếu là nam thì thắp 7 cây nhang, 9 cây nhang với nữ. 
  • Cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây cắm dưới đất và 1 cây (3 cây với nữ) cầm trên tay
  • Trang phục lịch sự, chỉnh tể, thắm đèn nhang vái 4 phương, tám hướng sau đó quay vào mâm lễ rồi khấn. 
  • Đọc văn khấn động thổ để xin xây dựng trên mảnh đất

Nghi thức xúc cát động thổ

Sau khi đã hoàn thành cúng xong, MC sẽ mời các đại biểu về khu vực hộc cát. Lễ tân sẽ bưng khay có nón bảo hộ và bao tay cho các đại biểu. 

Đại biểu nghe hiệu lệnh của MC và thực hiện nghi thức xúc cát động thổ. Sau khi thực hiện nghi thức, MC hướng dẫn các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm. 

le-dong-tho-3
Nghi thức xúc cát động thổ (Ảnh: Sưu tầm)

Những lưu ý khi tổ chức lễ động thổ công trình

Để buổi lễ động thổ trở nên thuận lợi và thành công, ban tổ chức, chủ đầu tư cần lưu ý một số điều dưới đây: 

Đáp ứng điều kiện tổ chức lễ động thổ theo Luật Xây dựng

Trước khi chuẩn bị cần kiểm tra hồ sơ pháp lý để tránh trường hợp sự kiện được chuẩn bị nhưng lại không thể tổ chức do chưa được cấp phép. Cần xin phép Ban Quản lý Khu Công nghiệp nếu cần thiết. 

Chọn thời gian tổ chức

Trong tín ngưỡng dân gian, việc lựa chọn ngày, giờ tốt để tổ chức lễ cúng động thổ rất được coi trọng. Theo ngũ hành, địa điểm và thời gian có ảnh hưởng lớn tới các nghi thức mang tính tâm linh như nghi lễ khởi công. 

Do đó, trước khi thực hiện xây dựng công trình, chủ đầu tư cần xem phong thủy cũng như chọn ngày giờ cẩn thận, để tránh những điều không may mắn xảy ra.

Xử lý vấn đề mặt bằng

Mặt bằng để tổ chức sự kiện động thổ phải là mảnh đất trống, bằng phẳng. Nếu mặt bằng không bằng phẳng, chủ đầu tư phải sử dụng xe lu để làm phẳng mặt bằng. Từ đó mới dựng được phông bạt sự kiện. 

Cần ước tính diện tích sử dụng phù hợp với sức chứa cho lượng khách mời được xác định. Vị trí sự kiện cần đảm bảo thuận tiện cho khách mời di chuyển vào khu vực tổ chức. 

Life Vision – Đơn vị tổ chức lễ động thổ uy tín

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong tổ chức lễ động thổ, Life Vision cam kết mang tới dịch vụ chất lượng tới khách hàng. 

  • Đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sự kiện.
  • Hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết bị phục vụ sự kiện hiện đại, chất lượng tốt nhất.
  • Ý tưởng kịch bản chương trình sáng tạo, bắt kịp xu hướng của thời đại, thể hiện được mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp. 

 

Thời gian tổ chức sự kiện ngoài trời
Lễ khởi công dự án Danko Center

Trên đây là những thông tin và những lưu ý cơ bản khi thực hiện sự kiện lễ động thổ. Hy vọng bàu viết đã mang lại cho mọi người những thông tin hữu ích, góp phần tạo nên sự thành công cho buổi lễ động thổ của doanh nghiệp. 

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ tổ chức sự kiện của Life Vision, xin vui lòng truy cập:

Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ và đem đến những giải pháp tổ chức sự kiện ấn tượng và chất lượng nhất!

 

Điện thoại: 0916226363
Điện thoại: 0916226363
Mail: business@gmail.vn
Mail: business@gmail.vn
Website: lifevision.vn
Website: lifevision.vn
Địa chỉ: Tầng 5, 26 - 28 phố Đinh Núp, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 5, 26 - 28 phố Đinh Núp, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h - 17h(Thứ 2 - Thứ 6)
Thời gian làm việc: 8h - 17h(Thứ 2 - Thứ 6)

Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát triển văn hoá Life Vision

    All rights reserved by Life Vision

    Contact Me on Zalo